1. Luôn có sự chuẩn bị
Nếu bạn muốn lớp học hoạt động trơn tru, điều cần thiết là bạn phải luôn trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng. Điều này có nghĩa là mỗi ngày bạn phải lên kế hoạch nhiều hơn cho bài học. Nó cũng có nghĩa là bạn phải có các hoạt động dự phòng và sẵn sàng lấp đầy thời gian trống để các hoạt động liên tục diễn ra. Một trong những điều khó nhất khi làm giáo viên là phải căn chính xác thời gian cho các hoạt động, cần biết chính xác khoảng thời gian để học sinh tiếp thu và hoàn thiện một khái niệm mới . Đôi khi học sinh sẽ nhanh chóng nắm được bài học hoặc sẽ chỉ lướt qua các bài tập đã được bạn soạn sẵn. Lúc này bạn sẽ cần có thứ gì khác để thay thế. Có những khi, học sinh sẽ cần giải thích hoặc thực hành nhiều hơn bạn dự đoán, vì vậy bạn nên điều chỉnh kế hoạch của mình trong các bài tập trên lớp hoặc về nhà. Điều này sẽ dẫn đến lời khuyên thứ hai…
Bạn luôn cần có những nội dung dự trữ cho tiết dạy
2. Hãy linh hoạt
May mắn là sự linh hoạt giúp chúng ta không bị biến đổi, và nó chắc chắn đúng với giáo viên. Nếu bạn bỏ cuộc vì một điều gì đó xảy ra không đúng như kế hoạch, bạn chắc hẳn muốn xem lại lựa chọn nghề nghiệp của mình. Để có một lớp học hạnh phúc, bạn cần linh hoạt về quản lý thời gian, giáo án, kỹ thuật dạy và các phương pháp đánh giá. Bạn sẽ cần làm mọi thứ để mang lại cho học sinh trải nghiệm học tập tốt nhất có thể, và điều đó có nghĩa là mọi thứ có thể sẽ không theo kế hoạch của bạn.
3. Biết câu trả lời tốt nhất
Ngay cả giáo viên giỏi nhất cũng gặp phải những câu hỏi mà họ khó khăn lắm mới có thể trả lời được. Đối với các giáo viên mới chắc chắn tình trạng này sẽ đến thường xuyên hơn. Đôi khi chúng ta tìm thấy những câu trả lời có sẵn, nhưng phần lớn những câu trả lời này lại nằm ở những giáo viên có nhiều kinh nghiệm. Thật tuyệt nếu bạn có một giáo viên hướng dẫn. Nếu không hãy tìm một đồng nghiệp ở trường hoặc những người bạn trên mạng để tìm câu trả lời cho những câu hỏi khó. Thường xuyên tham gia vào các diễn đàn online về giáo dục hoặc nói chuyện với những người có chuyên môn. Và quan trọng nhất, hãy ghi nhớ những câu trả lời này vào trong đầu trước khi giải thích những câu hỏi học búa từ phía học sinh.
Tham gia các diễn đàn hoặc trao đổi với đồng nghiệp
4. Cẩn thận với ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể không giống nhau ở tất cả mọi nơi. Một cử chỉ được chấp nhận ở nền văn hóa này lại có thể gây khó chịu trong một nền văn hóa khác. Nếu bạn dạy học sinh có nền tảng văn hóa đa dạng, hãy dành thời gian để nghiên cứu nhiều hơn về sự khác biệt giữa ngôn ngữ cơ thể trong văn hóa của bạn với của học sinh. Vào đầu năm học hãy thử thảo luận về ngôn ngữ cơ thể trong văn hóa của gia đình học sinh và điều gì được coi là lịch sự, điều gì là thô lỗ. Bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên khi nhận ra giao tiếp bằng mắt được coi là thô thiển, thậm chí có tính kích động ở một số nền văn hóa. Hãy dành thời gian để tìm hiểu về học sinh và bạn biến lớp bạn thành một nơi yên bình, hạnh phúc.
5. Hãy bỏ qua các lỗi sai
Dù bạn tin hay không, thì bạn chắc chắn không thể sửa hết mọi lỗi sai của học sinh. Trên thực tế, nếu bạn làm thế sẽ khiến học sinh nản lòng và tự ti. Hãy lựa những lỗi cần sửa và cách bạn sửa chúng. Hãy cố gắng hạn chế việc sửa sai những điều gì mà học sinh biết và thành thạo rồi. Đừng sửa mọi thứ theo hướng mọi thứ phải hoàn hảo, hãy tập trung vào những lỗi mà học sinh mắc phải thường xuyên và dựa trên các bài học về cách sử dụng ngôn ngữ chính xác trong từng hoàn cảnh. Bạn cũng không cần phải sửa tất cả những lỗi sai ngay lúc đó. Bạn cũng không nhất thiết phải chỉ cho học sinh tất cả các lỗi sai. Đơn giản chỉ cần nhắc lại và cho học sinh nhận ra sai lầm của chúng.
Chỉ cần nhắc lại và cho học sinh nhận ra lỗi sai.
6. Tập trung vào rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ
Đối với hầu hết học sinh, việc học là điều vô cùng khó khan. Sẽ khó để học sinh có thể trình bày hoàn hảo một vấn đề ngay từ đầu. Đó là lý do tại sao bạn nên tập trung nhiều vào việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt của học sinh. Mục đích của việc dạy học không chỉ đơn giản là giúp học sinh hiểu được một đơn vị kiến thức mà còn là quá trình giúp học sinh biểu đạt được những gì chúng hiểu dưới các dạng thức khác nhau của ngôn ngữ. Khi học sinh có thể trình bày một vấn đề rõ ràng và mạch lạc cũng là bằng chứng chứng minh mức độ nắm kiến thức của con. Hãy chắc chắn rằng bạn đã cho học sinh cơ hội để nói, giao tiếp, tương tác với nhau trên lớp. Nếu học sinh vừa làm bài tập đúng lại có thể đứng lên trình bày rõ ràng và mạch lạc những gì chúng đã làm có nghĩa là bạn đã thành công.
7. Giao tiếp nhiều hơn nữa
Giao tiếp ngoài giờ học rất quan trọng
Giao tiếp với học sinh rất quan trọng. Học sinh cần biết những gì chúng đang làm đúng, những gì chúng đang tiến bộ và những gì cần phải cải thiện thêm. Bạn càng giao tiếp với học sinh, chúng sẽ càng đạt kết quả tốt hơn trong lớp học. Thỉnh thoảng việc kết nối sẽ xảy ra trong cuộc trò chuyện. Học sinh của bạn sẽ thích nói chuyện với bạn, về một nội dung nào đó ngoài chuyên môn và bài học. Hãy cố gắng ghi lại những suy nghĩ trên giấy nhớ trong ngày về những tiến bộ và khó khăn của học sinh, sau đó dán nó lên bàn của học sinh sau giờ học. Hôm sau, khi học sinh đến lớp, chúng sẽ nhìn thấy những nhận xét bạn dành cho chúng ngày hôm trước (và bạn sẽ không phải nhớ những gì bạn muốn nói với học sinh nữa). Gửi mail cũng là một cách tuyệt vời để giao tiếp hiệu quả với học sinh. Hãy sẵn sàng trả lời các câu hỏi ngoài giờ, bạn có thể thấy cả những học sinh nhút nhát và ít nói nhất lớp cũng có rất nhiều điều muốn chia sẻ.
Đương nhiên không phải tất cả các lớp đều giống nhau, và cũng không cần thiết phải như vậy nhưng 7 lời khuyên này là những điều đã mang lại hiệu quả cho tôi trong những năm làm công việc dạy học và tôi hy vọng chúng cũng có hiệu quả với bạn.
SUSAN VERNER
Táo Giáo Dục dịch
Nguồn: Táo Giáo dục