Các chuyên gia dịch tễ dự báo chu kỳ 4-5 năm, sốt xuất huyết Dengue lại gây ra trận dịch lớn. Năm 2019, trận dịch này bùng phát với hơn 300.000 ca mắc, riêng TP.HCM có khoảng 65.000 ca. Nếu theo đúng chu kỳ, có thể năm 2022 sẽ bắt đầu một trận dịch sốt xuất huyết mới, khi mùa mưa tới, người dân quên dần các khẩu hiệu phòng ngừa dịch bệnh, tạo điều kiện cho muỗi trung gian truyền bệnh phát triển mạnh. Đáng lo ngại là trong đợt này, số ca sốt xuất huyết nặng cao gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn tiến nghiêm trọng với biến chứng nặng liên tục gia tăng. Bộ Y tế cảnh báo ngoài việc chủ động phòng bệnh, người dân cần phát hiện sớm chăm sóc, nhìn nhận và theo dõi người bệnh sốt xuất huyết đúng cách rất quan trọng, đặc biệt là sốt xuất huyết ở trẻ em.
Dưới đây là một số tài liệu tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Rất mong quý phụ huynh và các em học sinh tìm hiểu và thực hiện phòng chống dịch tốt.
A. Thông tin về bệnh sốt xuất huyết
B. Biện pháp phòng chống sốt xuất huyết
8 LỜI KHUYÊN PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
1. Đậy
kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không đẻ trứng
2. Thả
cá vào lu, chum, vại, bể nước để diệt loăng quăng, bọ gậy
3. Thường
xuyên thau rửa dụng cụ chứa nước, thay nước bình hoa, đổ nước đọng tại khay nước
thải tủ lạnh
4. Bỏ
muối, dầu hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn
5. Loại
bỏ, lật úp các vật phế thải như chai, lo, vỏ dừa, lốp, vỏ xe cũ, các hốc chứa
nước.
6. Ngủ
màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt, ngay cả ban ngày
7. Tích
cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt loăng quăng, bọ gậy và
các đợt phun hóa chất diệt muỗi
8. Khi
bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều
trị tại nhà.